Tiểu sử Martin_Heidegger

Năm 1916, Heidegger được nhận bảo trợ từ triết gia hiện tượng học Edmund Husserl. Từ 1918-1923, ông trở lại đại học Freiburg với tư cách là một trợ lý cao cấp (được trả lương) của Husserl. Năm 1923, ông được bầu vào chức vị giáo sư xuất sắc[3] về triết học tại Đại học Marburg. Năm 1927, Heidegger trở thành giáo sư đầy đủ của Đại học Marburg. Sau khi Husserl nghỉ hưu năm 1928, Heidegger nhận chức Trưởng khoa triết học ở Đại học Freiburg, bất chấp lời phản đối từ Đại học Marburg.[4]

Heidegger gia nhập Đảng Quốc xã vào năm 1933, cùng năm này ông trở thành Hiệu trưởng của Đại học Freiburg. Với tư cách là Hiệu trưởng, Heidegger đã ra mặt can thiệp cho ba giáo sư gốc người Do Thái không bị sa thải. Tuy nhiên, ông ta cũng từ chối hỗ trợ tài chính cho các sinh viên không phải là người Aryan. Năm 1934, Heidegger đã từ bỏ chức vụ Hiệu trưởng, có thể vì áp lực từ các giảng viên, những người đã phẫn nộ với ảnh hưởng của Đức Quốc xã; nhưng cũng có thể Heidegger nghĩ rằng Đức quốc xã sẽ đồng ý với ông về mặt triết học, nhưng khi nhận ra rằng họ không phải là những người trí thức, ông ấy đã bỏ đi.

Năm 1935, một trong những sinh viên của ông nhớ lại rằng, khi đảng Quốc xã tổ chức một loạt các buổi giáo dục chính trị bắt buộc, Heidegger đã kéo một sinh viên đang phát biểu xuống khỏi sân khấu (“Kiểu nói lắp bắp này sẽ dừng lại ngay lập tức !” - ông được cho là đã hét lên như vậy) và thay thế anh này bằng một diễn giả nói về Sigmund Freud.

Heidegger vẫn là một thành viên của đảng Quốc xã cho đến năm 1945, mặc dù đã ở bên lề các sinh hoạt tổ chức. Sau chiến tranh, trong chỗ riêng tư Heidegger nói rằng việc tham gia Quốc xã là “một sự ngu ngốc lớn nhất trong cuộc đời của tôi”. Hannah Arendt, một người tình của Heidegger trong nhiều năm, bà ấy nói rằng chủ nghĩa phát xít của ông ấy như là một “cuộc đào tẩu” - một suy nghĩ bần cùng thông qua nỗ lực muốn “‘can thiệp’ vào thế giới các vấn đề của con người.”

Sau chiến tranh, một số sinh viên và đồng nghiệp gốc người Do Thái của Heidegger tuyên bố rằng ông không phải là người chống chủng tộc Do Thái. Nhưng Heidegger chưa bao giờ thực sự xin lỗi vì là một đảng viên Quốc xã; thậm chí ông không bao giờ trực tiếp và công khai đề cập đến thực tế của Holocaust cho khi ông qua đời. Heidegger có hai con trai tham gia quân đội và đều bị người Nga bắt làm tù binh.[5]

Heidegger làm việc ở đại học Freiburg trong phần lớn thời gian còn lại của cuộc đời, từ chối lời mời từ các trường đại học khác, bao gồm cả một lời mời từ Đại học Berlin danh tiếng. Trong số các sinh viên của ông tại Freiburg có Herbert Marcuse (1898 - 1979), Ernst Nolte (1923 -) và Emmanuel Levinas (1906 - 1995).[6]

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: "Tồn tại và thời gian" đây là tác phẩm đã đưa ông trở nên nổi tiếng được xuất bản năm 1927; " Kant và vấn đề siêu hình học"; "Nhập môn siêu hình học" (1935); " Học thuyết Platon về chân lý" (1942); "Bức thư về chủ nghĩa nhân đạo" (1947); "Những con đường rừng" (1950); Những bài thuyết trình và những bài viết (1952); "Tư duy là gì" (1954); "Nietzsche" (1961);….

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Martin_Heidegger http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://... http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=108... http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=874... http://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_conten... https://www.britannica.com/biography/Martin-Heideg... https://books.google.com/books?id=DX47SpX5cnMC&lpg... https://www.newyorker.com/books/page-turner/is-hei... https://www.philosophybasics.com/philosophers_heid... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Martin...